Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên nơi đó. Chính vì thế việc đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là bắt buộc đối với người sử dụng đất khi được nhà nước giao đất để quản lý; Nếu không đăng ký quyền sử dụng đất rất có thể dẫn đến tranh chấp đất đai. Bài viết này sẽ đưa ra khái niệm thế nào là tranh chấp đất đai, và cách giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ, một khái niệm đã trở lên rất phổ biến trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đời sống nhân dân.
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Ta có thể thấy được tranh chấp đất đai ở đây bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính.
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
Khi xảy ra trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có 1 trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích cho một nhân khẩu tại địa phương;
– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.
Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về luật đất đai, bị vướng mắc vào một vụ tranh chấp đất đai mà chưa biết cách giải quyết như thế nào có thể liên hệ tới Công ty Luật TNHH Trí Hùng & Cộng sự – P902, Hoàng Minh Giám, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí!
Thẻ:Hướng dẫn sang tên nhà đất, sang tên nhà đất, Thủ tục sang tên sổ đỏ