Tranh chấp thừa kế xảy ra khi không có di chúc, di chúc không phù hợp pháp lý hay sự phân chia không đồng đều di sản người đã mất để lại đều là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Vậy khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết như thế nào? trình tự ra sao? thời gian bao lâu? Là các câu hỏi mà Luật Trí Hùng sẽ giải đáp giúp bạn.
Để giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc thường giải quyết theo 3 hướng như sau:
Thừa kế theo pháp luật và được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
✔ Không có di chúc;
✔ Di chúc không hợp pháp;
✔ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
✔ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản”.
Theo thứ tự, di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự như sau :
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.
2. Phân chia di sản thừa kế theo thỏa thuận:
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Phân chia di sản thừa kế theo quyết định của tòa án:
Thứ nhất, xác định thời điểm mở thừa kế, đây là vấn đề có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tại tòa án, vì:
Thời điểm mở thừa kế giúp xác định thời điểm người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại – Điều 636 BLDS năm 2005 (BLDS năm 2015 còn bổ sung người thừa kế còn có thể được hưởng quyền khác đối với tài sản như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt).
Thứ hai, xác định đúng, đầy đủ di sản thừa kế: Tòa án cần xác định rõ di sản thừa kế gồm những gì? Nguồn gốc di sản, quá trình biến đổi, thực trạng từng loại di sản; nghĩa vụ dân sự của người chết trước khi để lại di sản; khi phân chia di sản cần xem xét công sức duy trì, bảo quản, phát triển tài sản là di sản của người trực tiếp quản lý di sản, công sức của người chăm sóc người để lại di sản, việc ma chay, giỗ, tết…liên quan đến người để lại di sản…
Thứ ba, tham gia khởi kiện tại tòa án. Bước này thường cần luật sư vào cuộc. Bạn cần liên hệ với một công ty luật uy tín để họ tham gia vào quá trình khởi kiện và đòi quyền lợi cho bạn
Công ty TNHH Luật Trí Hùng & Cộng Sự
Hotline: 0908 666 369 hoặc 04 3786 0233
Địa chỉ: 48 Cầu Diễn, P.Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm – HN
Email: luattrihung@gmail.com