Công ty Luật Trí Hùng

Trồng cây cần sa sẽ bị sử lý như thế nào?

Trên thực tế nhiều người dân tin theo những đồn thổi về tác dụng thần kỳ của cây cần sa trong chữa bệnh hay trong chăn nuôi, dẫn đến việc trồng cây cầu sa. Vậy thì trông cây cần sa có vi phạm pháp luật không và trồng cây cần sa bị xử phạt như thế nào?

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Cần sa là gì?

Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC thấm vào máu qua thành phổi hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó, máu chuyển THC lên não và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.

Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lí chất ma túy của Nhà nước, trong đó việc trồng cây cần sa là một trong những hành vi được xem là tội phạm về ma túy

Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều 247 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).

2. Trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính.

Khoản 3, điều 21, mục 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Chị trách nhiệm hình sự

Theo mục 1.3 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:

1.3. Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.

b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.

c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện.

Theo đó, khi trường hợp đủ các điều kiện nêu trên, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 247 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu như hành vi trồng cây cần sa thuộc một trong các trường hợp trên tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lí vi phạm hành chính hay chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sang tên sổ đỏ, làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ tại hà nội, sang tên sổ đỏ nhanh, thủ tục ly hôn, thay đổi đăng ký kinh doanh, làm sổ đỏ nhanh, tách sổ đỏthừa kế đất đaixin giấy phép kinh doanh thuốc lá, xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, xin giấy phép kinh doanh rượu, lập di chúc, tranh chấp đất đai thám tử tư cong ty tham tu Bảo Minh